Giáng Sinh là một phong tục lễ hội ở nước ngoài, đã du nhập vào Việt Nam nhiều năm nay và được đông đảo người dân hưởng ứng nhiệt tình. Thế nhưng có những phong tục, tập quán về đêm Giáng Sinh giữa Tây và Ta đang bị làm khác đi rất nhiều. Hãy cùng Du học AGS tham khảo những điều khác biệt thú vị này
1. Trang trí cây thông:
Người phương Tây thường dành rất nhiều thời gian để trang trí cây thông. Đối với người phương Tây, việc trang trí cây thông Noel cũng được chia ra hai trường phái.
Một trường phái dành cho các gia đình mang tính truyền thống, khi mỗi mùa giáng sinh đến, người dân thường chặt cây thông trong rừng đem về trang trí, sau đó để đó khoảng 12 ngày từ trước Giáng Sinh đến ngày 05 tháng Giêng. Nếu họ không làm như thế, họ sẽ có một năm không may mắn. Đối với những gia đình sử dụng những cây thông nhân tạo thì sẽ trang trí cây thông sớm hơn.
Nhưng cho dù là trang trí cây thông thật hay cây thông giả, thì người Phương Tây luôn dành thời gian cùng nhau để mua đồ hay làm nổi bật cây thông trong nhà. Thông thường, người dân sẽ tốn khá nhiều thời gian để hoàn chỉnh một cây thông Giáng Sinh. Đối với họ, trang trí cây thông là lúc cả gia đình cùng nhau sum vầy và là khoảnh khắc ấm áp mà họ luôn muốn lưu giữ vào dịp đặc biệt mỗi năm.
Đối với Việt Nam, chỉ cần có tiền thì 30 phút sau, trong nhà đã có một cây thông hoành tráng. Nếu chủ nhà thích thì có thể trang trí thêm vài sự khác biệt. Các cửa hàng bán những cây thông trang trí sẵn được trưng bày la liệt, đủ các loại size.
2. Đường phố ngày Giáng Sinh:
Đường phố bên Tây vào mùa lễ Giáng Sinh không nhộn nhịp như những ngày thường. Bởi vì vào thời khắc đó ai cũng trở về nhà, cùng cả nhà ngồi quanh bên lò sưởi, cùng nhau ăn một bữa tiệc đặc biệt. Ở phương Tây, các gia đình thường sum họp để ăn mừng vào ngày 24 hoặc ngày 25 tháng 12.
Còn ở Việt Nam, đường phố những ngày này vô cùng đông đúc. Vừa bước chân ra khỏi nhà, nhất là khu vực trung tâm thành phố thì đã thấy phố xá nhộn nhịp, ồn ào và tấp nập. Có người bảo là những ngày này mà ở nhà chỉ có FA thôi. Cho nên phố lên đèn thì người người nhà nhà đều diện đồ và nườm nượp kéo đến những địa điểm trang hoàng Giáng Sinh, trước là để họp mặt bạn bè, sau là để có cho bản thân những tấm ảnh lung linh nhất.
3. Tiệc Giáng Sinh:
Vào dịp Giáng Sinh, người phương Tây rất chỉnh chu cho bữa tiệc cùng với gia đình. Các món chính thường là thịt như gà Tây, vịt, bò… Ngoài ra, họ còn thưởng thức những món bánh trái cây, cốc chocolate nóng, cocktail trứng sữa hay ly rượu vang nồng nàn.
Đối với người Việt, Giáng Sinh là dịp mọi người cùng vào những quán bar với bạn bè để đu đưa, hay cùng hội bạn thân xì xụp húp lẩu, vào một quán ốc nổi tiếng ở quận 4… Ở Việt Nam, Giáng Sinh như một ngày đi chơi bình thường như mỗi chủ nhật hằng tuần, duy chỉ đặc biệt hơn vì cảnh quan được trang hoàng lung linh. Các shop cũng lấy dịp này để làm mùa giảm giá.
4. Tặng quà nhau dịp Giáng Sinh:
Người dân phương Tây thường chúc mừng nhau bằng việc tặng quà cho thành viên trong gia đình, bạn bè và đồng nghiệp vào mùa giáng sinh. Họ chọn mua những món quà và đặt tình cảm của bản thân vào trong đấy. Các món quà được đặt dưới gốc cây thông và cả nhà thường mở quà của nhau vào sáng ngày 25 tháng 12.
Ngược lại ở Việt Nam, thường chỉ có trẻ em mới được nhận quà từ người lớn. Trước ngày Giáng Sinh, trẻ em thường bày tỏ ước muốn của mình với gia đình. Sau đó, các bậc cha mẹ sẽ chuẩn bị món quà và đặt cạnh các bé khi đã ngủ say trong đêm 24 tháng 12.
5. Ông già Noel
Ở Phương Tây, người ta thường thấy ông già Noel to béo, râu tóc bạc phơ với một giỏ quà thật lớn. Từ chiều ngày 24, trẻ em thường viết những lá thư cho ông già Noel rồi ném chúng vào lò sưởi để chúng có thể lơ lủng trên ống khói và bay đến được Bắc Cực – nơi ông già Noel đang ở.
Còn ở Việt Nam, người dân sẽ thấy rất nhiều phiên bản ông già Noel, có khi ốm, có khi không được cao, hoặc thật to. Trẻ em ở các thành thị sẽ được tham dự lễ hội tại trường, rồi được ông già Noel với nhiều phiên bản gửi tặng những món quà do cha mẹ đăng ký trước đó.
Tương tự Giáng Sinh, việc đón năm mới ở các nước phương Đông và phương Tây cũng có nhiều điểm khác biệt, từ thời điểm chúc mừng, quan niệm về năm mới cho đến những hoạt động thường có trong những ngày đầu năm.
1. Thời điểm chúc mừng:
Điểm khác biệt đầu tiên giữa Tết ở hai nơi nói chung là thời điểm để chúc mừng. Các nước phương Tây thường coi ngày 1 tháng 1 theo lịch dương là ngày bắt đầu một năm mới.
Trong khi đó, các quốc gia phương Đông, trong đó có Việt Nam, thường dùng lịch âm. Điều này đồng nghĩa năm mới sẽ bắt đầu muộn hơn (trong khoảng tháng 1 đến tháng 2).
2. Quan niệm về năm mới:
Đối với người phương Tây, năm mới nghĩa là khởi đầu mới và mọi người cố gắng sống tốt hơn trong năm mới. Mọi người vẫn sinh hoạt bình thường và không kiêng cử nhiều.
Trái lại, người phương Đông nói chung hay người Việt nói riêng lại kiêng kị khá nhiều để tránh xui cả năm. Những điều kiêng kị có thể kể đến như tránh cãi cọ, không quét nhà, không giặt đồ vào ngày mùng một.
3. Những hoạt động thường có trong dịp Tết Nguyên Đán:
Người phương Tây thường gặp gỡ nhau ở các công viên hay quảng trường để đếm ngược cho năm mới. Sau đó họ ra ngoài đi dạo hay ăn uống cùng nhau. Bởi vì kì nghỉ Tết chỉ kéo dài 2 đến 3 ngày, mọi người có ít thời gian nghỉ hơn người phương Đông. Người phương Tây cũng không có thời gian để du xuân và thả bộ trên các con đường đủ sắc màu.
Trong khi đó, trong văn hóa phương Đông, ngày cuối cùng trong năm cũng rất quan trọng nên thường tổ chức bữa ăn tất niên. Trong dịp này, mọi người thường nấu các món truyền thống như gà luộc hay thịt kho và cúng tổ tiên để bày tỏ lòng kính trọng.
Ở Việt Nam còn có truyền thống “hái lộc đầu xuân” bằng cách ghé thăm các ngôi chùa nổi tiếng để xin lộc cho gia đình trong cả năm, truyền thống đốt hương trầm trên bàn thờ tổ tiên và khấn để cầu cho một năm mới an khang sẽ diễn ra vào ngày mùng một. Mọi người có thể đến chùa hay thăm hỏi họ hàng và bạn bè để chúc mừng năm mới. Trẻ con nhận lì xì từ người lớn để đánh dấu một tuổi mới.
Đăng ký nhận thông tin học bổng tại đây!
“ADVANCE GLOBAL – ADVANCE STUDY” DU HỌC – HIỆU QUẢ – TẬN TÂM ——————————— Công ty tư vấn du học AGS chuyên về tư vấn du học, học bổng, chọn trường, cùng các loại visa Du học, du lịch, hôn nhân, định cư, tay nghề, hợp tác kinh doanh, lao động Chi tiết về thủ tục xin học, xin học bổng, xin visa du học và các vấn đề liên quan, vui lòng liên hệ: Hotline: Australia: +61 430 334 299 Vietnam: +84 918 41 43 47 (Hanoi), +84 983 06 07 06 (Ho Chi Minh City) Email: info@ags-study.com |