CƠ HỘI LÀM VIỆC Ở CÁC TẬP ĐOÀN LỚN NHƯ APPLE, DELL VỚI NGÀNH SUPPLY CHAIN

Cách đây 10 năm, cụm từ “Chuỗi cung ứng” (Supply Chain) hay “Quản trị chuỗi cung ứng” (Supply Chain Management) còn rất hiếm khi xuất hiện trong câu chuyện của các nhà quản trị. Họ chỉ mới sử dụng các cụm từ “Logistics” hay “Vận tải” để mô tả dòng chảy của hàng hóa.

Sự xuất hiện của quản trị chuỗi cung ứng ban đầu chỉ là việc liên kết sự vận chuyển và logistics với sự thu mua hàng hóa, tất cả được gọi chung là quá trình thu mua hàng hóa. Quá trình hợp nhất ban đầu này sớm mở rộng ra lĩnh vực phân phối và Logistics cho khách hàng tiêu dùng cuối cùng. Các công ty sản xuất bắt đầu tích hợp chức năng quản lý nguyên liệu vào những quy trình này.

Từ đó, chuỗi cung ứng ngày càng chiếm vai trò quan trọng trong các doanh nghiệp. Quản lý chuỗi cung ứng gắn liền với hầu như tất cả các hoạt động của doanh nghiệp: từ việc hoạch định và quản lý quá trình tìm nguồn hàng, thu mua, sản xuất thành phẩm từ nguyên liệu thô, quản lý hậu cần… đến việc phối hợp với các đối tác, nhà cung cấp, các kênh trung gian, nhà cung cấp dịch vụ và khách hàng.

Nói chung, quản lý chuỗi cung cung ứng gồm quản lý cung và cầu trong toàn hệ thống của các doanh nghiệp.

Tầm quan trọng của quản trị chuỗi cung ứng

Thêm vào đó, trong môi trường kinh doanh hiện nay, chuỗi cung ứng là một trong những nhân tố quyết định khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp so với đối thủ cùng ngành. Nhờ có chuỗi cung ứng hiệu quả, các tập đoàn quốc tế lớn như Dell, Wal-Mart đã đạt lợi nhuận cao hơn từ 4 – 6% so với đối thủ.

Một nghiên cứu độc lập cũng cho thấy một vài công ty hàng đầu trên thế giới như Coca-Cola, Apple, Samsung đã tận dụng hiệu quả chuỗi cung ứng của họ để vươn cao trong môi trường cạnh tranh, đạt mức tăng giá trị công ty cao hơn 40% so với đối thủ khác.

Ngoài ra, các nghiên cứu đã chỉ ra rằng quản lý chuỗi cung ứng hiệu quả có thể mang lại:

  • Chi phí cho chuỗi cung ứng giảm từ 25 – 50%.
  • Lượng hàng tồn kho giảm từ 25 – 60%.
  • Độ chính xác trong việc dự báo sản xuất tăng từ 25 – 80%.
  • Cải thiện vòng cung ứng đơn hàng lên 30 – 50%.
  • Tăng lợi nhuận sau thuế lên đến 20%.

Theo xu hướng toàn cầu hóa, với việc nhiều công ty nước ngoài đổ vốn đầu tư vào Việt Nam từng bước gia nhập vào các chuỗi cung ứng toàn cầu lớn, quản trị chuỗi cung ứng ngày càng được chú trọng hơn so với trước đây. Tuy nhiên, có thể nói quản trị chuỗi cung ứng vẫn là một phạm trù khá mới mẻ tại Việt Nam cho dù từng công đoạn của việc ấy đã diễn ra bấy lâu nay. Và chưa có trường nào tại Việt Nam đào tạo chuyên ngành này!

Cơ hội nghề nghiệp

Với những kỹ năng và kiến thức chuyên môn được đào tạo, học sinh có nhiều vị trí để lựa chọn và phát triển nghề nghiệp trong ngành. Sau đây là một số lựa chọn nghề nghiệp cho các chuyên gia có bằng cấp trong lĩnh vực chuỗi cung ứng:

  • Quản lý mua hàng.
  • Chuyên viên phân tích / Trợ lý mua hàng.
  • Chuyên viên phân tích / Quản lý Vật liệu.
  • Kế hoạch chiến lược.
  • Quản lý hoạt động.
  • Quản lý mua sắm.
  • Quản lý hàng tồn kho.
  • Giám đốc chuỗi cung ứng.
  • Quản lý hàng hóa.
  • Quản lý kho bãi.

Thu nhập bình quân của ngành Supply Chain

Thu nhập bình quân của ngành Supply Chain ở Úc là $99,826/năm.

Một số trường có đào tạo ngành Supply Chain ở Úc

  • Curtin University
  • Victoria University
  • Swinburne University of Technology
  • Edith Cowan University
  • The University of Queensland
  • Griffith University
  • University of New South Wales
  • University of Sydney
  • The University of Melbourne
  • University of Technology Sydney

Đăng ký nhận thông tin học bổng tại đây!

“ADVANCE GLOBAL – ADVANCE STUDY”
DU HỌC – HIỆU QUẢ – TẬN TÂM
———————————
Công ty tư vấn du học AGS chuyên về tư vấn du học, học bổng, chọn trường, cùng các loại visa Du học, du lịch, hôn nhân, định cư, tay nghề, hợp tác kinh doanh, lao động

Chi tiết về thủ tục xin học, xin học bổng, xin visa du học và các vấn đề liên quan, vui lòng liên hệ:

Hotline: Australia: +61 430 334 299
Vietnam: +84 918 41 43 47 (Hanoi), +84 983 06 07 06 (Ho Chi Minh City)
Email: info@ags-study.com