Ranking ảnh hưởng gì đến quyết định chọn Trường Đại Học?

Bạn vẫn thường nghe về các cụm từ “Trường đại học top 200 thế giới” hoặc “Trường đại học này ranking cao”. Vậy Ranking có thực sự là yếu tố quan trọng để một sinh viên quốc tế lựa chọn trường theo học. Tại sao Ranking luôn là đề tài để tranh luận của nhiều sinh viên trên thế giới?

Đối với nhiều người, “Ranking” của một trường có ảnh hưởng trong việc lựa chọn trường theo học. Thực tế, các bảng xếp hạng với các thang đo khác nhau thể hiện chất lượng của các trường dựa trên nhiều mặt khác nhau. Nói một cách đơn giản, một trường có thể đạt ranking cao ở yếu tố này nhưng lại có ranking thấp hơn ở một yếu tố khác.

Khi nhìn vào Ranking của một trường đại học, bạn cần hiểu được nó đang chỉ ra điều gì đồng thời, bạn cũng xác định những điều mà bạn mong muốn có được khi đi du học là gì. Để dễ dàng hơn trong việc xác định những chỉ số đánh giá về Ranking của một trường, hãy cùng AGS tìm hiểu những sự thật về thang đo xác định Ranking của một trường đại học nhé!

Lịch sử của “Bảng xếp hạng các trường đại học”

Khái niệm “Xếp hạng các trường đại học” ra đời vào những năm 1980 khi mà hệ thống các trường trên thế giới bắt đầu sử dụng “những giá trị” như danh tiếng giảng dạy (thường được xác định dựa trên các bảng khảo sát của sinh viên cũ); cách lựa chọn sinh viên theo học (ngày nay, trên nhiều hệ thống xếp hạng, các trường sẽ được đánh giá “tốt” hơn nếu tỉ lệ sinh viên quốc tế theo học nhiều hơn); mức độ nghiên cứu khoa học, nguồn lực tài chính của trường,… để phản ánh chất lượng giáo dục của họ.

“Bảng xếp hạng các trường đại học toàn cầu” là bước tiếp theo để mở rộng khái niệm về đánh giá cũng như tăng tính cạnh tranh của nền kinh tế toàn cầu và thúc đẩy sự phát triển của việc “du học”. Điều này tạo nên giá trị kép cho các trường có thứ hạng cao. Một mặt chính phủ sẽ đầu tư nhiều hơn về trang thiết bị phục vụ cho nghiên cứu khoa học của trường, mặt khác, trường cũng có thêm sự tin tưởng của nhân viên, giảng viên và sinh viên. Việc hoạch định các chương trình mới của trường cũng vì thế mà dễ dàng hơn. Vào năm 2003, Academic Ranking of World Universities (ARWU) là đơn vị đầu tiên đưa ra khái niệm “world-class universities” – “các trường đại học tốt nhất thế giới” và đánh giá các trường đại học thông qua các tiêu chuẩn của mình. Cùng với ARWU, QS World University Rankings và Times Higher Education (THE) World University Rankings lần lượt ra đời. Đây là ba đơn vị đánh giá các trường đại học uy tín nhất hiện nay và bạn hoàn toàn có thể kiểm tra xem trường của mình đang ở vị trí nào trên bảng xếp hạng.

UNESCO đưa ra một nhận định rằng: “Liệu là sai hay đúng khi mọi người dựa vào “Ranking” – Thứ hạng của một trường để đánh giá về chất lượng giảng dạy. Mặc dù điều này gây nên hiệu ứng “cạnh tranh” giữa các trường đại học trên toàn thế giới nhưng liệu nó có phải “hại nhiều hơn lợi” hay không?

Ích lợi của các “Bảng xếp hạng trường đại học” vẫn là chủ đề đang được tranh luận. Để giúp bạn có thể tự quyết định về việc “Có nên lựa chọn trường học dựa vào ranking”, hãy cùng AGS điểm qua các tiêu chí để phân loại và xếp loại các trường đại học của 3 đơn vị xếp hạng uy tín nhất hiện nay.

Academic Ranking of World Universities (hoặc the Shanghai Rankings)

Đơn vị xếp hạng toàn cầu đầu tiên Academic Ranking of World Universities (ARWU) tập trung đánh giá dựa trên khả năng “Nghiên cứu khoa học” của các trường. Theo đó, các tiêu chí bao gồm:

  • Số lượng cựu học sinh của trường đạt giải Nobel và Fields
  • Số lượng nhân viên làm việc tại trường đạt giải Nobel và Fields
  • Số lượng “Tham chiếu khoa học” được tính toán bởi Clarivate Analytics
  • Số lượng “Bài báo khoa học” được công bố trên tạp chí Nature and Science
  • Số lượng bài báo được chú dẫn trên Science Citation Index – Expanded and Social Sciences Citation Index
  • Kết quả học tập bình quân của các sinh viên trường

Bảng xếp hạng của ARWU có xu hướng thiên về khoa học tư nhiên, các chỉ số nghiên cứu và tập trung vào các trường đã từng có sinh viên/ nhân viên đạt giải Nobel/Fields hơn là các yếu tố khác như chất lượng giảng dạy hay tỉ lệ có việc làm của sinh viên sau ra trường. Nếu mục tiêu của bạn là theo đuổi con đường nghiên cứu khoa học, bảng xếp hạng các trường của ARWU sẽ giúp bạn rất nhiều trong việc tìm kiếm thỏa yêu cầu này.

QS World University Rankings

QS World University Rankings ra đời năm 2004 và được ra mắt lần đầu trên tạp chí Times Higher Education (THE). Năm 2009, sư công tác này chấm dứt dẫn đến sự hình thành của hai đơn vị độc lập trong công tác đánh giá và xếp hạng các trường đại học. Tiêu chí đánh giá của QS World University Rankings bao gồm:

  • Danh tiếng học tập
  • Danh tiếng tuyển dụng
  • Tỷ lệ giảng viên/sinh viên
  • Tham chiếu khoa học
  • Tỉ lệ sinh viên quốc tế các khoa
  • Tỉ lệ sinh viên quốc tế

So sánh với ARWU, có thể thấy rằng mức độ đánh giá của QS Rankings mang tính chủ quan hơn khi dựa trên các khảo sát người học để xếp hạng. Tuy nhiên, điểm tốt mà QS Ranking đem lại chính là việc đánh giá và xếp hạng được từng ngành học cụ thể. Điều này giúp cho bạn có cái nhìn tổng quát về chất lượng đào tạo cũng như môi trường học tập của các khoa khác nhau. 

Times Higher Education World University Rankings

The Times Higher Education (THE) World University Rankings chính thực ra mắt từ năm 2010 sau khi tách khỏi QS Rankings. Bảng xếp hạng này sử dụng 13 tiêu chí khác nhau, chia thành 5 nhóm để xác định ranking của một trường đại học. 5 nhóm đánh giá bao gồm:

  • Giảng dạy (Môi trường học)
  • Nghiên cứu (Quy mô, tài chính và danh tiếng)
  • Tham chiếu (Mức độ ảnh hưởng cảu nghiên cứu khoa học)
  • Tính quốc tế (nhân viên, sinh viên và nghiên cứu sinh)
  • Công nghệ (trao đổi kiến thức)

THE Rankings tập trung vào các tham chiếu khác nhau khi đánh giá các trường đại học giúp sinh viên có thêm nhiều góc nhìn hơn về việc đánh giá các trường.

Ranking có thực sự là yếu tố quan trọng?

Điều này phụ thuộc vào bạn! Là một sinh viên quốc tế, bạn cần đặt ra các câu hỏi để xác định đâu mới là điều quan trọng đối với bạn lúc này. Tỉ lệ có việc sau khi tốt nghiệp của bạn có cao không? Chất lượng của các nghiên cứu bạn có trong quá trình học sẽ như thế nào? Bạn muốn học ở thành phố nào trên thế giới? Trường nào sẽ có học bổng cho sinh viên quốc tế? Trường bạn muốn có giảng dạy ngành học bạn thích? …

Những điều bạn tìm kiếm ở một ngôi trường đôi khi có thể được đánh giá thông qua thứ hạng nhưng một vài tiêu chí khác thì lại không. Ranking là yếu tố để các trường đại học trên thế giới tự nhìn nhận lại hệ thống quản lý của mình cũng như cải thiện hơn nữa chất lượng giảng dạy, cơ sở vật chất của trường. Do đó, nó không là yếu tố duy nhất để bạn lựa chọn trường học của mình. Hãy dành nhiều thời gian hơn để suy nghĩ về tương lai và đánh giá một cách khách quan về việc lựa chọn môi trường học tập sắp tới.

Chúc các bạn thành công.

Nguồn: insiderguides.com.au

Đăng ký nhận thông tin học bổng tại đây!

“ADVANCE GLOBAL – ADVANCE STUDY”
DU HỌC – HIỆU QUẢ – TẬN TÂM
———————————
Công ty tư vấn du học AGS chuyên về tư vấn du học, học bổng, chọn trường, cùng các loại visa Du học, du lịch, hôn nhân, định cư, tay nghề, hợp tác kinh doanh, lao động

Chi tiết về thủ tục xin học, xin học bổng, xin visa du học và các vấn đề liên quan, vui lòng liên hệ:

Hotline: Australia: +61 430 334 299
Vietnam: +84 918 41 43 47 (Hanoi), +84 983 06 07 06 (Ho Chi Minh City)
Email: info@ags-study.com